Lập vi bằng ghi nhận việc bị ngăn cản quyền thăm nuôi con sau ly hôn

𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐚̆𝐧 𝐜𝐚̉𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐥𝐲 𝐡𝐨̂𝐧
 
Sau khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng vẫn xem nhau như bạn bè, tôn trọng nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Tuy vậy cũng có rất nhiều trường hợp sau ly hôn và giành được quyền nuôi con, người cha người mẹ cùng những thành viên khác trong gia đình họ đã bằng mọi cách ngăn cản quyền thăm nuôi con của đối phương, thực hiện không đúng bản án của Toà án.
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐥𝐲 𝐡𝐨̂𝐧
 
Quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ) quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở. Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế.
 
𝐕𝐢 𝐩𝐡𝐚̣𝐦 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐜𝐨𝐧
 
Người không trực tiếp nuôi con nếu không bị Toà án hạn chế quyền thì có quyền không hạn chế đối với việc thăm nom con cái. Người trực tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản việc gặp mặt, thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom con không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
 
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐓𝐨𝐚̀ 𝐚́𝐧 𝐡𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐞̂́
 
Quyền thăm con bị hạn chế bằng quyết định của Toà án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
✅ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
✅ Phá tán tài sản của con;
✅ Có lối sống đồi trụy;
✅ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
 
Trong từng trường hợp cụ thể, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật HNGĐ để ra quyết định không cho cha, mẹ, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con tối đa 5 năm.
 
𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐚̆𝐧 𝐜𝐚̉𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐜𝐨𝐧
 
Khi người không trực tiếp nuôi con không thuộc trường hợp bị hạn chế thăm con mà bị ngăn cản quyền thăm con thì có thể giải quyết bằng những cách sau:
 
✅ Thỏa thuận: Cần đặt ra vấn đề thỏa thuận về quyền thăm nom con khi giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng. Các bên nên thể hiện tinh thần thiện chí trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
 
✅ Khởi kiện ra Toà án: Khi bị ngăn cản quyền thăm con mà không thể thỏa thuận giải quyết được thì người có quyền thăm con có thể khởi kiện yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con. Trường hợp có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ.
 
𝐍𝐠𝐚̆𝐧 𝐜𝐚̉𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
 
Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
 
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.
Đồng thời, người bị ngăn cản quyền thăm nên mời Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc thăm nuôi con bị ngăn cản bởi Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh diễn biến, hành vi, lời nói của các bên trên thực tế tại thời điểm lập vi bằng.
 
Thừa phát lại bằng sẽ ghi nhận một cách trung thực, khách quan và mô tả lại quá trình, diễn biến sự việc trên thực tế giúp cho Quý khách hàng tạo lập bằng chứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.
 
Không những thế, Vi bằng ghi nhận sự kiện thăm nuôi con của Thừa phát lại còn có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc trong trường hợp Quý khách hàng gửi đơn yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi xét thấy người trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, dẫn đến quyền lợi của đứa trẻ bị xâm phạm nghiêm trọng.
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐮̛́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐧𝐡, 𝐭𝐚̣𝐨 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐦 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̂𝐧.
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚̆𝐧 𝐜𝐮̛́ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐞𝐨 đ𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̉𝐚 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧 đ𝐚̃ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐮́𝐧𝐠, đ𝐮̉ 𝐭𝐫𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦, 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ đ𝐚̃ 𝐭𝐡𝐨̉𝐚 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧.
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐮̛́ 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐓𝐨̀𝐚 𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐮̣ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨́𝐧𝐠, 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̉ 𝐭𝐮̣𝐜 𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐦 𝐫𝐚̀, 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐱𝐚̉𝐲 𝐫𝐚.
—————————————————
𝐕𝐚̆𝐧 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐋𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦!
📣📣📣 𝐐𝐮𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐕𝐢 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠, 𝐱𝐢𝐧 𝐯𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂:
—————————————————
🔔🔔🔔 VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 🔔🔔🔔
—————————————————
🏢 𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉: 𝐀𝟐𝟔 𝐤𝐡𝐮 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐚̂́𝐭 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
🌏 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://thuaphatlaihadong.com
🌏 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: thuaphatlaihadong@gmail.com
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨: http://zalo.me/0919256838
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨 𝐎𝐀: https://zalo.me/1185111006830167616
🌏 Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢: (𝟎𝟐𝟒) 𝟔𝟔𝟓𝟖 𝟑𝟑𝟓𝟓 – (𝟎𝟐𝟒) 𝟐𝟐𝟑𝟗 𝟑𝟑𝟖𝟖
🌏 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟏𝟗 𝟐𝟓𝟔 𝟖𝟑𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟑𝟑𝟗 𝟐𝟖𝟑𝟖
️—————————————————
#vanphongthuaphatlaihadong
#thuaphatlai247
#thuaphatlai
#vibang