Trên thực tế việc ủy quyền sử dụng sổ đỏ hay bất kỳ tài sản có giá trị nào để vay thế chấp về mặt pháp lý được công nhận là hợp pháp. Tuy nhiên việc này cần đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Câu trả lời là Có nếu:
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất do người đứng tên trên sổ đỏ ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được người đứng tên ủy quyền cho người mượn (có văn bản ủy quyền cho vay cụ thể) để ký với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì mới có hiệu lực theo quy định tại Điều 715 Bộ luật Dân sự 2005.
- Những người có cùng quan hệ huyết thống và được ủy quyền từ chủ sở hữu mới được vay tiền (đối với hình thức vay tại ngân hàng).
- Những trường hợp không có quan hệ huyết thống chỉ có thể vay tại các tổ chức tín dụng khác.
– Câu trả lời là Không nếu:
- Nếu sổ đỏ được cấp cho gia đình thì việc vay tiền hay ủy quyền cho vay tiền cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình (các thành viên của gia đình cần trên 18 tuổi). Nếu chỉ có 1 người ký tên thì hợp đồng không có hiệu lực pháp luật.
- Nếu người đứng tên chỉ cho mượn để tham gia cầm cố nhưng không có bất cứ giấy tờ chứng thực ủy quyền hay chuyển nhượng thì việc cầm cố hay thế chấp sổ đỏ của người khác là không có giá trị pháp lý tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Yêu cầu được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sư 2015
Cụ thể: Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
- b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
- c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Lưu ý: Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu là 2 bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trên thực tế, nhiều người không hiểu rõ về những yêu cầu khi cầm sổ đỏ của người khác để vay tiền nên có rất nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra khi ủy quyền vay thế chấp dẫn tới nợ xấu.
Khi nợ xấu xảy ra, bên chịu hậu quả nhiều khi là ngân hàng khi tiền mất mà tài sản đảm bảo lại không thể nhận lại do xảy ra tranh chấp. Bởi thế các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế vấn đề rủi ro.
Làm thế nào để cầm sổ đỏ của người khác vay tiền?
Nếu muốn cầm sổ đỏ của người khác đi vay trước tiên bạn cần có giấy ủy quyền từ chủ tài sản.
- Nếu chủ tài sản là 1 người: Chỉ cần hợp đồng hoặc giấy ủy quyền có công chứng tại văn phòng công chứng.
- Nếu chủ tài sản là 2 người trở lên: Cần chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền. Sau đó là công chứng tại văn phòng công chứng.
- Nếu 1 chủ tài sản bị mất: Cần xác nhận của người thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Sau khi có giấy ủy quyền tài sản hợp pháp bạn có thể làm hồ sơ vay tiền bằng hình thức thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng theo quy định bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng/ tổ chức tín dụng
- Hồ sơ người vay và người ủy quyền: CMND / hộ chiếu , sổ hộ khẩu/giấy tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn/đăng ký độc thân…
- Hồ sơ chứng minh tài chính: hợp đồng lao động/bảng lương có xác nhận của cơ quan/Sao kê lương của ngân hàng…
- Hồ sơ tài sản thế chấp: sổ đỏ, sổ hồng…
- Hồ sơ phương án sử dụng tiền: hợp đồng mua nhà ở, đầu tư, kinh doanh…