Nghị quyết 42/2017/QH14, Tổ chức tính dụng đã được quyền tự mình thu giữ tài sản để xử lý tài sản bảo đảm.Quy định này đã góp phần giúp việc xử lý nợ xấu nói riêng và xử lý nợ nói chung của khối Ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng không phải là điều dễ dàng, nhiều trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, một số trường hợp thì bỏ trốn, một số khác đợi sau khi ngân hàng thu giữ nhà, đất, tài sản bảo đảm khác…thì khai khống số tài sản để trong nhà, bên trong tài sản bảo đảm lên hàng tỷ đồng để chống đối, gây khó khăn cho việc xử lý và đấu giá tài sản.
Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung thường yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng song song với quá trình thu giữ tài sản.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận đầy đủ, chi tiết, chính xác, khách quan quá trình thu giữ cũng như thực trạng, số lượng hàng hóa, tài sản và các hành vi, sự việc diễn ra trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Vi Bằng có giá trị chứng cứ không cần chứng minh, được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác giúp cho quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Các hành vi chống đối, khai khống tài sản cũng khó có thể thực hiện được.
Các trường hợp thường lập Vi Bằng phổ biến hiện nay trong quá trình thu giữ tài sản đảm bảo:
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ BÀN GIAO tài sản;
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng Bất động sản/động sản và quá trình tiếp nhận (thu giữ);ví dụ hiện trạng nhà – đất, nhà xưởng, ôtô…
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao Thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ NHẬN lại tài sản;
- Lập vi bằng ghi nhận quá trình di dời TÀI SẢN của bên có nghĩa vụ ra ngoài (nếu có).