Tình huống:
Công ty A sau khi nhận được sản phẩm chào bán của công ty X thấy sản phẩm đạt chất lượng, giá cả, mẫu mã… phù hợp với tiêu chí đánh giá mà công ty mình yêu cầu. Công ty A quyết định ký hợp đồng hợp tác với công ty X, theo đó công ty X sẽ cung ứng sản phẩm M này cho công ty A.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói cho đến lần thứ 2 công ty A nhận hàng từ công ty X, khi bốc, dỡ và kiểm tra hàng từ xe vận chuyển xuống nhà kho của công ty, nhân viên kho phát hiện ra nhiều thùng hàng bị bóp méo, và có hiện tượng dính nước ở nhiều thùng hàng khác, do là sản phẩm M khá nhạy cảm, việc dính nước cũng như bị bóp méo thùng có thể làm ảnh hưởng đến mẫu mã cũng như chất lượng của sản phẩm. Công ty A đã liên lạc với công ty X để được hỗ trợ, công ty X ban đầu có ý định phủ nhận về vấn đề hàng hóa đang gặp phải và báo là đã kiểm tra hàng từ kho lên xe vận chuyển, sau nhiều lần gọi điện trao đổi công ty X đã cử người đại diện đến kho công ty A để cùng kiểm chứng về lỗi cũng như tình trạng của hàng hóa, nhưng do khoảng cách địa lý quá xa, sợ rằng việc đợi được sự hỗ trợ từ công ty X đến sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chính công ty mình.
Công ty A đã liện hệ đến văn phòng Thừa Phát lại Quận Hà Đông yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng ghi nhận hiện trạng hàng hóa.
Thừa phát lại có mặt một cách nhanh chóng, kịp thời tiến hành lập Vi Bằng ghi nhận lại hiện trạng hàng hóa, cụ thể về số lượng hàng hóa bị hư hỏng, bóp méo một cách khác quan, đúng sự thật và Thừa Phát Lại chịu trách nhiệm sự trung thực này trước pháp luật. Vi Bằng có giá trị là nguồn chứng cứ giúp tòa án giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của cả hai bên trong trường hợp công ty A và công ty X có phát sinh tranh chấp.