Những đối tượng không được làm chứng lập di chúc

Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc. Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

 

(1) Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Theo đó, người được người lập di chúc cho hưởng di sản theo di chúc sẽ không được làm chứng.

Bên cạnh đó, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc cũng không được làm chứng cho việc lập di chúc này, đó là: Người thuộc diện thừa kế (người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản) và thuộc hàng thừa kế.

(2) Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

– Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Tòa án không tự ý ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự mà được thực hiện khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; đồng thời chỉ ra quyết định trên cơ sở giám định pháp y tâm thần.

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

 

Điều kiện di chúc có người làm chứng hợp pháp

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ như sau:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  2. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”.

 

Như vậy, di chúc để lại di sản thừa kế muốn hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

(1) Điều kiện đối với người lập di chúc

– Độ tuổi được lập di chúc: Người phải từ đủ 15 tuổi trở lên, riêng trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (theo khoản 2 Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015).

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

 

(2) Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (thông thường di chúc trên thực tế đều đáp ứng được điều kiện này).

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên thì di chúc có thể có các nội dung khác.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

 

(3) Điều kiện về hình thức di chúc có người làm chứng

– Phải có ít nhất là 02 người làm chứng (ai cũng có thể làm chứng trừ 03 đối tượng như trên).

– Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

 

Vì vậy, theo quy định của pháp luật, di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Đối với di chúc bằng văn bản, có hai loại, một loại có người làm chứng và một loại không có người làm chứng. Trong trường hợp bạn lập di chúc bằng việc lập vi bằng, Thừa phát lại có thể đóng vai trò là người làm chứng trong việc lập di chúc.

𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐞̂𝐧, 𝐛𝐚̣𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐝𝐢 𝐜𝐡𝐮́𝐜 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̂́𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐥𝐚̣𝐢. 𝐆𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐲́ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐚̉𝐧 𝐝𝐢 𝐜𝐡𝐮́𝐜 𝐦𝐚̀ 𝐛𝐚̣𝐧 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 đ𝐨́ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐚̉𝐨 đ𝐚̉𝐦 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̣𝐧𝐠 𝐯𝐞̂̀ 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐝𝐢 𝐬𝐚̉𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐬𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐪𝐮𝐚 đ𝐨̛̀𝐢.

——————————————————————-
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐮̛́ đ𝐞̂̉ 𝐓𝐨̀𝐚 𝐚́𝐧 𝐱𝐞𝐦 𝐱𝐞́𝐭 𝐤𝐡𝐢 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐮̣ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐝𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐪𝐮𝐲 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭.
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚̆𝐧 𝐜𝐮̛́ đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐨̛ 𝐪𝐮𝐚𝐧, 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜, 𝐜𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐪𝐮𝐲 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭, 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐚̂𝐧, 𝐜𝐨̛ 𝐪𝐮𝐚𝐧, 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐮̛̣ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐝𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐯𝐚̀ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐲́.
✅ 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐮̛́ 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐓𝐨̀𝐚 𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐮̣ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨́𝐧𝐠, 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̉ 𝐭𝐮̣𝐜 𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐦 𝐫𝐚̀, 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐱𝐚̉𝐲 𝐫𝐚.
——————————————————————-
𝐕𝐚̆𝐧 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐋𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦!
📣📣📣 𝐐𝐮𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐕𝐢 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠, 𝐱𝐢𝐧 𝐯𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂:
——————————————————————-
🔔🔔🔔 VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 🔔🔔🔔
——————————————————————-
🏢 𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉: 𝐀𝟐𝟔 𝐤𝐡𝐮 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐚̂́𝐭 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
🌏 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://thuaphatlaihadong.com
🌏 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: thuaphatlaihadong@gmail.com
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨: http://zalo.me/0919256838
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨 𝐎𝐀: https://zalo.me/1185111006830167616
🌏 Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢: (𝟎𝟐𝟒) 𝟔𝟔𝟓𝟖 𝟑𝟑𝟓𝟓 – (𝟎𝟐𝟒) 𝟐𝟐𝟑𝟗 𝟑𝟑𝟖𝟖
🌏 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟏𝟗 𝟐𝟓𝟔 𝟖𝟑𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟑𝟑𝟗 𝟐𝟖𝟑𝟖
️——————————————————————- ️ ️ ️ ️