Tình huống: Khách hàng Nguyễn Duy M tìm đến Văn phòng Thừa phát lại quận Hà Đông nhờ tư vấn một việc như sau:
“𝐵𝑜̂́ 𝑚𝑒̣ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐ℎ𝑜 ℎ𝑎𝑖 𝑎𝑛ℎ 𝑒𝑚 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑎̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛. 𝐵𝑎̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 đ𝑎̃ 𝑠𝑎𝑛𝑔 𝑡𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑜 ℎ𝑎𝑖 𝑎𝑛ℎ 𝑒𝑚 đ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑠𝑜̂̉ đ𝑜̉, đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑠𝑜̛̉ ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑎̉𝑛. 𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑎̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 đ𝑜́ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑢̛̣ 𝑡ℎ𝑜̉𝑎 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̂̃𝑖 𝑏𝑒̂𝑛. 𝑁𝑎𝑦 𝑑𝑜 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑛𝑒̂𝑛 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑏𝑎́𝑛 𝑏𝑎̂́𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑡𝑜̂𝑖 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎𝑜 đ𝑒̂̉ 𝑥𝑢̛̉ 𝑙𝑦́ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑚𝑢𝑎 𝑏𝑎́𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑣𝑎̀ đ𝑎̉𝑚 𝑏𝑎̉𝑜 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎̉ ℎ𝑎𝑖 𝑏𝑒̂𝑛 đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑠𝑜̛̉ ℎ𝑢̛̃𝑢.”
Trả lời: Văn phòng Thừa phát lại quận Hà Đông xin tư vấn cho khách hàng về vấn đề nêu trên như sau:
Theo Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định về đồng sở hữu:
Thửa đất mà có nhiều người chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở và cả các tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đủ tên những người có chung quyền và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận”.
Theo luật pháp hiện hành, người được ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có toàn quyền quyết định mảnh đất người đó sở hữu (miễn là không trái với luật pháp). Quy định này cũng được áp dụng với đất đồng sở hữu.
Điều này có nghĩa rằng: mọi vấn đề, thủ tục phát sinh trên đất đồng sở hữu đều phải có sự đồng ý của tất cả người sở hữu đất.
𝐕𝐚̣̂𝐲 đ𝐚̂́𝐭 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̛̉ 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐜𝐨́ 𝐛𝐚́𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐛𝐚́𝐧?
Đất đồng sở hữu có thể sang nhượng, mua bán như các loại đất khác, miễn là có sự đồng thuận của người đồng sở hữu. Theo luật dân sự quy định, việc mua bán tài sản chung (ở đây là đất đồng sở hữu) được định đoạt dựa trên thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các chủ sở hữu đất không thể thống nhất ý kiến, người có nhu cầu mua bán đất sẽ phải thực hiện tách thửa đất thuộc quyền của mình theo quy định. Sau khi thủ tục tách thửa được thông qua, người mua bán sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng và được toàn quyền định đoạt mẩu đất của mình.
Trong trường hợp đất đồng sở hữu có người đại diện thì các thành viên có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền mua bán đất đồng sở hữu.
Ngoài ra, theo luật dân sự, trong trường hợp một chủ sở hữu bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu khác có quyền ưu tiên mua (ở đây là mua đất đồng sở hữu).
Trước khi tiến hành thủ tục mua bán, các bên nên tìm Thừa phát lại để tiến hành Lập vi bằng ghi nhận lại việc các bên thỏa thuận phân chia phần diện tích sử dụng của mỗi bên để làm căn cứ phân chia giá trị tài sản về sau.
——————————————————————-