Phần tiền lãi vượt quá lãi suất quy định có được khấu trừ vào tiền vay không?

Để ngăn cản hành vi trục lợi bất hợp pháp, pháp luật có những quy định khống chế lãi suất cho vay. Dù vậy, tình trạng cho vay nặng lãi trên thực tế vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vay, tác động tiêu cực tới xã hội. Vậy liệu có thể khấu trừ tiền lãi vượt quá lãi suất theo quy định của pháp luật vào tiền vay?

 

Lãi suất tiền vay theo pháp luật Việt Nam

Lãi suất tiền vay được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 tại thời điểm trả nợ.

Có thỏa thuận tiền lãi

Có thể thấy, theo quy định trên thì trong trường hợp các bên thỏa thuận cụ thể với nhau về mức lãi suất thì mức này bị pháp luật khống chế ở mức 20%/năm.

Không có thỏa thuận tiền lãi

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận tiền lãi nhưng có thỏa thuận về việc trả lãi trong hợp đồng thì bên vay phải có nghĩa vụ trả lãi với mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất nêu ở khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, khi không có thỏa thuận về mức lãi suất thì bên vay phải trả cho bên cho vay với mức lãi suất tối đa là 10%/năm.

 

Cách xử lý khi lãi suất tiền vay vượt quá mức quy định

Trên thực tế các bên có thể thỏa thuận, đàm phán lại với nhau để giải quyết vấn đề lãi suất trong hợp đồng. Vì thế phần lãi suất đã vượt quá quy định hoàn toàn có thể được khấu trừ vào tiền vay theo sự thỏa thuận.

  • Về mặt luật pháp, không có một quy định cụ thể nào quy định về vấn đề có được khấu trừ phần tiền lãi đã vượt quá lãi suất quy định vào tiền vay hay không. Do đó, chúng ta có thể làm những gì pháp luật không cấm.
  • Về bản chất, tiền lãi là một khoản tiền mà người vay phải trả cho người cho vay khi giữa họ có thỏa thuận về việc cho vay có trả lãi. Như vậy, khi phát hiện lãi suất đã vượt quá mức mà pháp luật quy định mà người vay đã trả cho người cho vay thì họ có thể không cần yêu cầu người cho vay trả lại phần tiền lãi bị vượt mức đó mà có thể yêu cầu trừ thẳng vào phần nợ gốc.

Bên cạnh đó, nếu cho vay với mới lãi suất quá cao người cho vay có thể bị xử lý hình sự. Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội Cho vay lãi nặng lãi: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Như vậy, ngoài các quy định dân sự, bên vay có thể vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cũng như làm giảm thiểu tình trạng kiếm lời bất hợp pháp từ hành vi cho vay với lãi suất “cắt cổ”.

 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Vì thế mà khi các bên thỏa thuận được với nhau về tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản thì pháp luật sẽ không can thiệp, cho đến khi họ yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự nên theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng này là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Các bên vẫn có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú.

——————————————————————-
𝐕𝐚̆𝐧 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐋𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦!
📣📣📣 𝐐𝐮𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐕𝐢 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠, 𝐱𝐢𝐧 𝐯𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂:
——————————————————————-
🔔🔔🔔 VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 🔔🔔🔔
——————————————————————-
🏢 𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉: 𝐀𝟐𝟔 𝐤𝐡𝐮 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐚̂́𝐭 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
🌏 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://thuaphatlaihadong.com
🌏 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: thuaphatlaihadong@gmail.com
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨: http://zalo.me/0919256838
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨 𝐎𝐀: https://zalo.me/1185111006830167616
🌏 Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢: (𝟎𝟐𝟒) 𝟔𝟔𝟓𝟖 𝟑𝟑𝟓𝟓 – (𝟎𝟐𝟒) 𝟐𝟐𝟑𝟗 𝟑𝟑𝟖𝟖
🌏 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟏𝟗 𝟐𝟓𝟔 𝟖𝟑𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟑𝟑𝟗 𝟐𝟖𝟑𝟖