Nghị định 08/2020 về tổ chức hoạt động Thừa phát lại

Ngày 08/01/2020 Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam đã ban hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 24/02/2020

Nghị định này đã có nhiều thay đổi tiến bộ vượt bậc, giải quyết nhiều bất cập trong quá trình tổ chức, hoạt động của thừa phát lại nói chung và trong việc lập Vi bằng nói riêng. Cụ thể như sau:

Điểm thứ nổi bật thứ nhất của Nghị Định là: Sở tư pháp không có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu vi phạm về phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng..

Nội dung này đã từng được quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Sau đó, Nghị định 135/2013 quy định Sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu vi phạm về phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, việc Sở Tư pháp phải xem xét về nội dung vi bằng để quyết định từ chối hay chấp nhận đăng ký vi bằng bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng tính độc lập của Thừa phát lại khi lập vi bằng, Nghị định 08 đã quy định giống như Nghị định 61 trước đây.

Khoản 4 Điều 39 Nghị định 08 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng”.

Điểm nổi bật thứ hai cần nói đến là phạm vi lâp Vi Bằng của thừa phát lại đã được thay đổi.

Nội dung này theo nghị định 135/2013 được quy định như sau: “Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”. Quy định này đã bộc lộ quá nhiều nhiều điểm bất cập bởi không phải tỉnh nào trên đất nước cũng có văn phòng thừa phát lại, ví dụ như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, …. Do đó để thừa phát  lập vi bằng ghi nhận một sự kiện, hành vi tại các tỉnh, này là không thể. Nghị Định 08/2020 ra đời đã giải quyết được những bất cập nêu trên, chi tiết được thể hiện tại khoản 1 điều 36 NĐ 08/2020 qui định về phạm vi lập vi bằng như sau: “Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc”

Như vậy, kể từ 24/2/2020, Thừa phát lại có thể lập vi bằng tại bất cứ tỉnh thành nào trên lãnh thổ Việt Nam, giúp cho các quý khách hàng ở các địa phương xa xôi vẫn có thể yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng, bảo vệ quyền lợi cho chính mình và người thân.