Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông ngày càng nhanh chóng thì các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… không đơn thuần chỉ là không gian riêng tư của mỗi người. Từ học sinh, sinh viên, người lao động, công chức, viên chức hay những người nổi tiếng cho đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… đều có thể trở thành những đối tượng bị xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, gièm pha nhằm mục đích làm mất uy tín của cá nhân, tổ chức.
Những hành vi “nói xấu”, bêu rếu người khác trên trang mạng xã hội một cách bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và phải chịu những hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1 Điều 34 Luật dân sự năm 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó và cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng đến mình.
Nhưng trên thực tế rất ít trường hợp người vi phạm bị xử lý nên tình trạng vi phạm ngày càng phổ biến, không phải trường hợp nào, người bị nói xấu, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm cũng đều có thể lên tiếng phản đối do hành vi này có thể bị xoá đi – gỡ bỏ một cách nhanh chóng. Điều này đặt ra yêu cầu không chỉ đối với cơ quan Nhà nước mà bản thân mỗi người cũng cần nâng cao nhận thức để tự bảo vệ mình.
Chế định Thừa Phát Lại ra đời với hoạt động Lập Vi Bằng là một giải pháp giúp các cá nhân, tổ chức có những điều kiện cần thiết để bảo vệ những quyền lợi của mình và đồng thời là căn cứ để xử lý những người vi phạm.
Vi Bằng ghi nhận lại toàn bộ những hành vi “nói xấu”, bêu rếu người khác trên trang mạng xã hội, những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác sẽ được dưới sự chứng kiến của Thừa phát lại (một bên thứ ba khách quan) được Nhà nước bổ nhiệm.
Vi Bằng sẽ là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật.
—————————————————————————————————————————————————