Trong hôn nhân, có rất nhiều vấn đề nảy sinh và tiềm ẩn cho những mâu thuẫn, tranh chấp của vợ chồng sau này. Trước khi bắt đầu quan hệ hôn nhân, vợ và chồng cũng cần có những thỏa thuận chung về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hay khi ly hôn, việc ghi nhận lại các thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề tài sản, con cái, nghĩa vụ,… là việc vô cùng quan trọng. Trong những trường hợp này, lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình là giải pháp hữu hiệu nhất.
Lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình là gì?
Lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình là việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại sự việc vợ chồng thỏa thuận về các vấn đề như tài sản, con cái, nghĩa vụ chung… Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể về các tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng hoặc các thỏa thuận về sự phân chia tài sản hay nghĩa vụ của các bên. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video ghi lại chân thực, khách quan sự thỏa thuận đó. Vi bằng được lập trong trường hợp này có giá trị chứng cứ trước Tòa án, giúp Tòa án đẩy nhanh quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Một điểm chú ý cho vợ, chồng khi muốn lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình đó là vi bằng không thay thế cho văn bản công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận lại sự việc một cách khách quan để làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra. Vi bằng thường được kèm theo Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình?
Nhắc đến hôn nhân mọi người thường nghĩ đến những thứ cả hai vợ chồng cùng tạo lập, gây dựng vả về của cải cũng như tinh thần. Vì vậy ít có đôi vợ chồng nào rạch ròi, sòng phẳng với nhau trong chuyện tiền bạc. Chính vì vậy mà khi ly hôn, rất khó xác định tài sản riêng của vợ, chồng.
Việc xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết vì khi bắt đầu tạo lập tài sản sẽ dễ dàng xác định chủ sở hữu tài sản hơn so với trường hợp ly hôn mới bắt đầu xác định tài sản do ai sở hữu. Nhất là trong các trường hợp vợ, chồng được tặng cho, thừa kế tài sản là nhà hoặc bất động sản. Giá trị tài sản này rất lớn và khi ly hôn cũng thường gặp tranh chấp trong những trường hợp này.
Hay trong trường hợp vợ chồng có con chung, sau khi ly hôn, hai bên cũng phải thỏa thuận rõ trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Trong các trường hợp này lập vi bằng là giải pháp nhanh chóng, thuận tiện trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết ly hôn; giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết như lệ phí thẩm định giá, án phí theo giá trị tài sản tranh chấp do không tự thỏa thuận được…
Vì vậy, vợ chồng nên tiến hành lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình khi có thỏa thuận về các vấn đề tài sản, con cái hay về những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân của vợ chồng để có thể hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra khi vợ chồng ly hôn.
Các trường hợp lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình thường gặp:
- Ghi nhận thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn hoặc tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân;
- Ghi nhận nguồn gốc tiền, tài sản và hoa lợi, lợi tức của tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình;
- Ghi nhận việc kiểm kê tài sản trước khi kết hôn hoặc khi ly hôn để làm căn cứ xác định tài sản chung, riêng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn như nhà, bất động sản, ô tô,…
- Ghi nhận sự thỏa thuận về phân chia tài sản chung trước và sau khi ly hôn;
- Ghi nhận sự thỏa thuận về việc nuôi dưỡng , trợ cấp cho con cái sau khi ly hôn.
- Ghi nhận thỏa thuận về sử dụng tài sản (sử dụng với mục đích gì? thời hạn bao lâu?) mà thỏa thuận đó không bắt buộc phải công chứng.
- Ghi nhận thỏa thuận tặng cho tài sản cho con khi chưa đủ điều kiện ký công chứng Hợp đồng tặng cho tài sản.
- Ghi nhận thỏa thuận và cam kết chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu giữa vợ chồng theo quy định.
- Ghi nhận thỏa thuận về thực hiện các nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ chung.
Có thể thấy, giữa vợ và chồng có thể lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong thời kì hôn nhân về mọi trường hợp, trừ các trường hợp pháp luật cấm hoặc không cho phép lập vi bằng. Việc lập vi bằng trong các trường hợp này thể hiện sự khác quan, chính xác và là cơ sở để giải quyết những mâu thuẫn của vợ chồng khi tiến hành thủ tục ly hôn.
——————————————————————-