Luật đấu giá tài sản 2016 quy định cụ thể trình tự, thủ tục đấu giá mà tổ chức đấu giá cũng như các chủ thể có liên quan phải thực hiện trong hoạt động đấu giá tài sản. Trên cơ sở đó, người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá cũng như các cá nhân, tổ chức khác có thể kiểm tra, đối chiếu với quá trình tổ chức đấu giá tài sản trên thực tế, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá (nếu có), qua đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động đấu giá tài sản đó là phải đảm bảo sự công khai, minh bạch và khách quan. Do đó, các tổ chức đấu giá tài sản phải thực hiện việc niêm yết, thông báo, bán hồ sơ đấu giá công khai và khách quan theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia đấu giá không được đảm bảo do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với tư cách là một tổ chức cung cấp dịch vụ lập vi bằng, chúng tôi hướng đến mục tiêu tạo lập chứng cứ để Quý khách tự bảo vệ mình trước tình huống bị xâm phạm quyền lợi hoặc đề phòng rủi ro trong tương lai.
Lập vi bằng ghi nhận sự việc liên quan đến hoạt động mua bán tài sản đấu giá gồm các dạng phổ biến sau:
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện tổ chức đấu giá tài sản không niêm yết, không thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện tổ chức đấu giá tài sản không bán hồ sơ đấu giá theo thông báo (Hành vi hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá).
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện tổ chức đấu giá tài sản thực hiện không đúng quy định về chức đăng ký tham gia đấu giá (Hành vi cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá).
Theo Điều 36, Nghị định 08/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại:
“Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh sự tồn tại của các sự kiện, hành vi tại thời điểm lập vi bằng.