Quyền đối với bất động sản liền kề là một quyền phái sinh từ chế định sở hữu, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS). Trong các quyền đối với bất động sản liền kề, quyền về lối đi qua là một quyền đặc biệt quan trọng. Thực tế, bất kì chủ thể nào cũng có nhu cầu sử dụng lối đi để thông thương ra đường công cộng, phục vụ cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, quyền yêu cầu mở lối của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc khi không có hoặc không đủ lối đi là một quyền dân sự rất thiết thực của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm bất cập còn tồn tại, gây khó khăn cho các bên chủ thể cũng như việc xử lý, giải quyết tranh chấp.
Văn phòng Thừa Phát Lại quận Hà Đông có nhận được một thắc mắc từ khách hàng như sau:
Tôi mua một thửa đất có diện tích 250m2 của vợ chồng một người bạn tên là Hải, thửa đất tôi mua nằm trong thửa đất có tổng diện tích 1000m2, và ở góc trong cùng. Khi xem xét kết cấu mảnh đất do không có lối đi ra nên tôi đã yêu cầu vợ chồng Hải cho dành cho mình một lối đi có diện tích 20 m2 từ mảnh đất của nhà tôi ra đường với điều kiện tôi phải đưa cho vợ chồng Hải là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, một thời gian sau, vợ chồng Hải đã đào móng để xây nhà trên diện tích đất và chặn lối đi của nhà tôi. Tôi đã nhiều lần sang nhà yêu cầu vợ chồng Hải tôn trọng thỏa thuận đã giao kèo giữa hai bên và để ra cho tôi một lối đi nhưng vợ chồng Hải không những không đồng ý mà còn cho rằng chưa từng có thỏa thuận với tôi. Xin hỏi các quy định pháp luật liên quan đến trường hợp của tôi như thế nào? Trong trường hợp này tôi có thể khởi kiện vợ chồng Hải ra tòa án được không? Nếu có, tôi cần phải chuẩn bị những gì?
Để trả lời cho câu hỏi của bạn, Thừa Phát Lại– Văn phòng Thừa Phát Lại quận Hà Đông đưa ra nhận định như sau:
Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 quy định về: “Quyền về lối đi qua”
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc khan đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3.Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Như vậy, đối với tình huống của bạn, vì thửa đất bạn mua có vị trí trong góc, bị vây bọc bởi các thửa đất khác nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu vợ chồng Hải hoặc một một gia đình khác phía ngoài dành cho bạn một lối đi chung, tuy nhiên, lối đi bạn yêu cầu mở phải thuận tiện, hợp lý nhất và ít gây ra thiệt hại, phiền hà nhất cho thửa đất và gia đình phía ngoài. Đồng thời bạn cũng phải bồi thường một khản tiền tương xứng với giá trị của thửa đất đó.
Thứ hai, Để khởi kiện vợ chồng Hải ra Tòa Án nhân dân, bạn chỉ cần nộp đơn khởi kiện đến tòa án nơi có thửa đất và kèm theo các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của bạn.
Bạn có yêu cầu Thừa Phát Lại Lập Vi Bằng để ghi nhận cho các thỏa thuận về lối đi chung, giao tiền bồi thường giữa hai bên chứng minh cho yêu cầu của mình. Bởi Vi Bằng là văn bản do Thừa Phát Lại lập, ghi nhận trực tiếp, chính xác các giao dịch, thỏa thuận giữa các bên, thường được sử dụng trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác. Vi Bằng có giá trị nguồn chứng cứ, giúp cho bạn dễ dàng được Tòa Án thụ lý, giải quyết yêu cầu, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của bạn. Vi Bằng còn được các Văn Phòng Thừa Phát Lại đăng ký tại Sở Tư Pháp để lưu trữ và thẩm định về nội dung, giúp bạn yên tâm về tính pháp lý.