1.Quy định lập di chúc hợp pháp
Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi đã chết.
Về hình thức: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không lập được bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Di chúc hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung không vi phạm quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
Như vậy: Dựa theo những quy định nêu trên thì di chúc có thể được lập thành bằng văn bản hoặc di chúc bằng lời nói. Di chúc bằng văn bản gồm: di chúc có người làm chứng và di chúc không có người làm chứng. Trường hợp muốn lập di chúc bằng cách lập vi bằng thì người làm chứng là Thừa phát lại.
2.Quy định về việc lập vi bằng
Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Theo quy định lập vi bằng thì thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng ghi nhận sự việc lập di chúc.
Như vậy, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoàn toàn có thể di chúc bằng việc lập di chúc bằng vi bằng thông qua Văn phòng Thừa phát lại. Giá trị pháp lý của bản di chúc được lập thông qua việc Lập vi bằng được pháp luật công nhận và đảm bảo tính hợp pháp để thực hiện nguyện vọng về cách phân chia di sản của mình cho người khác sau khi qua đời.
——————————————————————-