Khi hạnh phúc trong hôn nhân không còn, đời sống chung vợ chồng không thể tiếp tục, vợ chồng có mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân của mình thì hai bên sẽ yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Nhiều cặp vợ chồng vẫn xem nhau như bạn bè, tôn trọng nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Tuy vậy cũng có rất nhiều trường hợp người cha người mẹ cùng những thành viên khác trong gia đình họ đã bằng mọi cách ngăn cản quyền thăm nuôi con của đối phương. Vậy khi gặp phải trường hợp này phải giải quyết thế nào?
Theo Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Cha mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vì vậy, việc ngăn cản không cho vợ/chồng gặp con là hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng; chăm sóc con, không có bất kỳ ai có quyền ngăn cấm chồng hoặc vợ được chăm sóc con.
Hành vi ngăn cản cha, mẹ gặp con bị xử phạt như thế nào?
Khi chưa ly hôn, dù vợ hoặc chồng cũng không có quyền ngăn cấm người còn lại được chăm sóc, nuôi dưỡng con. Bất kỳ hành vi ngăn cấm nào cũng là hành vi vi phạm pháp luật Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau được quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn; cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Cách giải quyết khi chưa ly hôn nhưng chồng, vợ không cho gặp con
Thương lượng, thỏa thuận
Theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Do đó, nếu chồng, vợ cấm gặp con thì trước hết nên thỏa thuận lại với nhau bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.
Tố cáo hành vi sai phạm
Trường hợp vợ chồng không thể tự tiến hành thương lượng, hòa giải được và nhất quyết ngăn cản không cho gặp con thì trước tiên nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng chứng minh hành vi ngăn cản thực hiện quyền, nghĩa vụ thăm, nom con. Sau đó, tiến hành tố cáo hành vi ngăn cản đến cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, người bị vợ hoặc chồng ngăn cản thăm nom con làm đơn tố cáo cùng với các tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh có quyền được thăm nom con và hành vi ngăn cản thăm nom con của người còn lại, có thể kể đến như:
- Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân, hộ chiếu
- Giấy khai sinh của con
- Vi bằng về việc không cho gặp con, hoặc các video, hình ảnh, tin nhắn,….
- Các giấy tờ khác (nếu)
Khi đã chuẩn bị xong các tài liệu, chứng cứ người tố cáo nộp đơn tố cùng các tài liệu đến chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi xảy hành vi ngăn cản.