Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều trường hợp nuôi con “tu hú” không hề hiếm gặp, và đây thường là lý do dẫn đến ly hôn của các cặp vợ chồng. Vậy nếu trong trường hợp đó, người chồng phát hiện ra con trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ của mình và không muốn nhận con nữa thì làm sao để từ chối nhận con?
Điều kiện xác định quan hệ cha, mẹ, con
Căn cứ theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, me, con như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Căn cứ quy định này, có thể thấy, quan hệ cha mẹ con được pháp luật công nhận không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ mà có thể được xác định khi con sinh ra trong hoặc trước khi đăng ký kết hôn.
Do đó, nếu thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên, người con sinh ra sẽ được coi là con chung của vợ chồng. Khi đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con. Đồng thời, người con cũng phải kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ…
Làm thế nào để từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột?
Theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình có khẳng định: Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Do đó, nếu không muốn thừa nhận con thì cha mẹ có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp chứng cứ để Toà án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng.
Đây cũng là quy định được hướng dẫn tại khoản b Điều 5 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.
Như vậy, căn cứ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao này, khi một trong hai vợ chồng không muốn thừa nhận con chung thì phải cung cấp được bằng chứng cho thấy người con không phải con họ. Thông thường, bằng chứng trong trường hợp này sẽ là xét nghiệm AND.
Để cha mẹ làm thủ tục từ chối nhận con nếu phát hiện con không phải con chung, cha mẹ cần yêu cầu Toà án xác nhận và phải cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu này. Các bằng chứng bao gồm: kết quả giám định ADN, thư từ, email, tin nhắn trao đổi, hình ảnh, video, văn bản cam đoan của cha mẹ có người làm chứng, và các chứng cứ liên quan khác cần được Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại làm bằng chứng để nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu từ chối quan hệ cha, mẹ, con.
————————————————————