Trên thực tế, có không ít người đặt cọc mua nhà đất rồi ngậm đắng nuốt cay khi nhà đất không mua được mà còn bị mất luôn tiền đặt cọc. Vậy khi đặt cọc mua nhà đất, người mua cần lưu ý điều gì?
Trường hợp của anh M là một ví dụ điển hình. Ngay trong lần đầu đi xem nhà, vợ chồng anh đã ưng ý và cũng là chỗ quen biết nên đã không ngần ngại đặt cọc 500 triệu đồng tiền mặt và hẹn ngày bàn giao. Nhưng sau khi đến căn nhà nhiều lần vào các thời điểm khác nhau và hỏi thăm hàng xóm xung quanh, anh mới biết rằng hiện tại ngôi nhà và mảnh đất đang bị tranh chấp giữa các đồng thừa kế, chưa được tòa án giải quyết nhưng trước đó chủ nhà không hề nói cho anh biết.
Anh M quay lại thương lượng với chủ nhà xin lại tiền cọc nhưng chủ nhà không đồng ý vì không có căn cứ chứng minh anh đã đặt cọc tiền nhà. Anh đành ngậm ngùi bỏ cọc vì căn nhà đã rao bán rất lâu rồi mà không có người mua
Trao đổi về vấn đề này, Thừa phát lại – Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông cho biết: Căn cứ điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 thì đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp vì lý do khách quan khiến cho giao dịch bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Đối với trường hợp của anh M do quá tin tưởng vào người quen nên đã đặt cọc tiền mặt mà không mời người làm chứng hay lập lại giấy tờ gì để làm căn cứ do đó không có gì chứng minh anh đã đặt cọc tiền nên không thể đòi lại số tiền đó nếu người bán không tự nguyện trả.
Giả sử trước đó anh M có đến Văn phòng thừa phát lại quận Hà Đông yêu cầu lập vi bằng thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Vi Bằng do Thừa phát lập sẽ ghi nhận lại đầy đủ, trung thực khách quan số tiền đặt cọc và thỏa thuận giữa các bên giúp cho các bên có căn cứ pháp lý để tôn trọng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận với nhau. Ví dụ: Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận nếu giao dịch vô hiệu hoặc bồi hoàn phạt cọc nếu vi phạm đặt cọc…
Ngoài ra Vi bằng sẽ được đăng ký tại sở tư pháp và lưu tại văn phòng do đó khách hàng sẽ thực sự yên tâm về tính pháp lý cũng như hiệu lực của Vi bằng
Quý khách có nhu cầu tư vấn dịch vụ LẬP VI BẰNG, xin vui lòng liên hệ:
🔔 VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN HÀ ĐÔNG